Hàn răng trẻ em

5/5 - (52 bình chọn)
Hàn răng trẻ em là kỹ thuật phổ biến để tái tạo lại hình thể và thẩm mỹ, thực hiện khá đơn giản, nhanh chóng và an toàn. Hàn răng chỉ đau khi nó bị sâu quá lớn sát hoặc xâm phạm vào tủy. Khi đó thuật ngữ dùng là che tủy hay lấy tủy chứ không còn là hàn răng thông thường nữa.
Hàn răng cho trẻ nha sĩ cũng ưu tiên các giải pháp xâm lấn tối thiểu, ví dụ như chỉ làm sạch nhẹ nhàng phần mô răng bệnh, cố gắng không mài tạo hình sâu tránh cho trẻ cảm thấy sợ hãi và phải thao tác quá lâu trên ghế nha

Quy trình hàn răng cho bé

Bước 1: Thăm khám và tư vấn

Bác sĩ sẽ thăm khám tổng quát kỹ lưỡng, kiểm tra toàn diện các bề mặt răng xác định vị trí, mức độ lỗ sâu, chụp phim X – quang đánh giá xem lỗ sâu vào tủy chưa, phát hiện những lỗ sâu ẩn không nhìn thấy bằng mắt thường, từ đó trao đổi với bố mẹ về kế hoạch điều trị cụ thể.

Bước 2: Làm sạch lỗ sâu, tạo hình xoang trám

Bác sĩ làm sạch lỗ sâu bằng cách sử dụng dụng cụ chuyên dụng như tay khoan nhanh với mũi khoan hoặc cây nạo ngà để loại bỏ mô răng sâu, mô răng không còn nâng đỡ nhằm ngăn chặn sự phát triển của sâu răng và tránh gây sâu tái phát sau điều trị.
Bác sĩ tiến hành tạo hình xoang trám bảo đảm vừa tiết kiệm mô răng tối đa vừa đúng quy cách (thành thẳng, đáy phẳng) giúp chất hàn được lưu giữ tốt không bị bong bật bởi các lực sinh ra trong quá trình nhai nghiền thức ăn.

Bước 3: Cách ly răng cần hàn

Sau khi chuẩn bị xong xoang trám, bác sĩ sẽ sát khuẩn xoang trám bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch CHX. Công đoạn quan trọng tiếp theo không thể bỏ qua đó là cách ly răng cần hàn, thường bác sĩ đặt bông gòn xung quanh chiếc răng đảm bảo bề mặt răng khô ráo, cách ly với nước bọt trong miệng.

Bước 4: Đưa chất hàn vào xoang trám

Tùy thuộc vào kỹ thuật và loại chất hàn mà quy trình ở bước này khác nhau.
Hiện nay, Fuji và Composite là hai loại vật liệu thường sử dụng để hàn răng. Đối với các bé, bác sĩ thường dùng chất hàn Fuji Nhật vì đặc tính quan trọng của Fuji tiếp tục phóng thích chậm Fluor sau khi trám, có tác dụng ức chế mức độ sâu răng. Ngoài ra nó có tính ưa nước, không yêu cầu cách ly nước bọt tuyệt đối như hàn composite và thời gian thao tác cũng nhanh hơn.
 Các bước trám lỗ sâu răng bằng Fuji:
– Chuẩn bị chất hàn trộn bột với nước theo đúng tỉ lệ in trên nắp của nhà sản xuất, răng cần hàn sau khi đã cô lập bằng bông gòn chỉ cần thổi khô.
– Tiếp theo, bác sĩ lấy lượng Fuji vừa đủ cho vào xoang trám, dùng que lèn lèn chặt chất hàn vào các vách và góc xoang trám, dùng cây tạo hình tái tạo lại hình dáng răng. Bôi vaseline lên bề mặt miếng trám nhằm cách ly chất hàn với nước trong môi trường miệng.

Bước 5: Kiểm tra khớp cắn và chỉnh sửa

Khi việc hàn lỗ sâu toàn tất, bác sĩ sẽ kiểm tra khớp cắn xem có điểm cộm vướng nào không bằng cách cho trẻ cắn trên giấy cắn, những điểm cộm vướng sẽ được hiển thị, sau đó sử dụng mũi khoan để chỉnh sửa và đánh bóng miếng trám giúp bệnh nhân ăn nhai thoải mái, đồng thời tạo bề mặt trơn nhẵn tránh đọng thức ăn mảng bám.
Hàn răng không phải là kĩ thuật khó nhưng để điều trị được cho trẻ em đòi hỏi phải có sự ăn ý giữa bác sĩ – bệnh nhân và cả phụ huynh, nếu trẻ hợp tác thì thời gian hàn răng cũng chỉ mất 5 – 10 phút .
Vậy hàn răng trẻ em bao nhiêu tiền? Bảo hành bao nhiêu lâu?
Điều trị sâu răng là điều trị cơ bản và chi phí rất bình dân, hàn 1 lỗ sâu chỉ từ 50.000đ – 120.000đ. Chi phí hàn răng tùy thuộc vào một vài yếu tố sau:
– Số lượng răng sâu cần hàn
Hàn nhiều răng sâu sẽ bỏ ra mức chi phí nhiều hơn. Có thể dễ dàng hình dung tổng chi phí hàn răng bằng chi phí hàn 1 răng sâu x tổng số răng sâu.
– Tình trạng răng sâu
Khi đến thăm khám tại nha khoa, bác sĩ xem xét mức độ sâu răng của bé ra sao. Với răng sâu nhẹ và sâu nặng thì sẽ có cách thức điều trị khác nhau do đó chi phí điều trị cũng bị thay đổi.
– Vật liệu trám răng: Những ca với lỗ sâu sát tủy bác sĩ cần sử dụng vật liệu che tủy, bảo vệ tủy răng đương nhiên chi phí hàn răng cũng thay đổi

Cách dự phòng sâu răng cho trẻ nhỏ

– Chăm sóc răng miệng cho bé từ sớm và cẩn thận
– Hạn chế đồ ngọt (bánh kẹo), nước ngọt có gas, đồ ăn cứng
– Không lạm dụng nước hoa quả
– Không cho bé ôm bình sữa hoặc vừa ngậm ăn vừa ngủ
– Đưa bé đi khám răng miệng định kỳ 6 tháng/lần để phát hiện sâu răng và hàn kịp thời.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Liên hệ