Cách phân biệt răng cấm và răng khôn

Rate this post

Răng cấm và răng khôn đều thuộc nhóm răng hàm, là những chiếc răng cận kề nhau có mặt nhai rộng, nhiều múi hố rãnh và thân răng phình to. Do đó nhiều người thường nhầm lẫn giữa răng cấm và răng khôn.

1. Răng cấm là gì?

Răng cấm thuộc nhóm răng hàm, là răng số 6 và số 7 trong cung răng tính từ ngoài và trong, hay còn gọi là răng cối lớn số 1 và số 2. Mỗi người trưởng thành sẽ có 8 răng cấm chia đều cho hai hàm, mỗi hàm có 4 răng cấm. Những chiếc răng này có mặt nhai rộng, nhiều múi và hố rãnh, thân răng phình to.

Răng cấm đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, nghiền nát thức ăn. Răng thường mọc trong độ tuổi từ 6-8 tuổi và không bao giờ thay răng, nếu vì một lý do nào đó mà chiếc răng này bị mất đi thì chúng sẽ vĩnh viễn không mọc lại nữa. Vì vậy, răng cấm luôn cần phải được bảo tồn một cách tối đa.

2. Răng khôn là gì?

Răng khôn chính là răng số 8 trong cung răng tính từ ngoài vào trong, hay còn gọi là răng cối thứ 3 nằm sau răng số 7 và sát vách hàm. Mỗi người có 4 răng khôn. Mỗi bên hàm có 2 răng. Đối với những người răng khôn không trồi lên khỏi nướu như những răng khác mà mọc ngầm trong xương hàm. Do đó, nhiều người lầm tưởng mình không mọc răng khôn.

Răng khôn là chiếc răng mọc muộn nhất trong hàm răng và chỉ phát triển khi ở độ tuổi trưởng thành. Độ tuổi phổ biến mọc răng khôn trong khoảng từ 17-25 tuổi.

Tuy nhiên, cũng có một vài trường hợp răng khôn xuất hiện muộn hơn so với độ tuổi này. Vì răng khôn mọc muộn hơn những răng khác, do đó chúng thường mọc lệch và chèn ép gây đau nhức khó chịu cho người bệnh, bắt buộc phải nhổ bỏ để tránh gây ra ảnh hưởng xấu đến sức khỏe.

3. Phân biệt răng cấm và răng khôn

Răng cấm Răng khôn
Vị trí Răng số 6, 7 của cung răng tính từ ngoài vào trong. Răng số 8, nằm trong cùng của cung răng
Thời điểm mọc 6-13 tuổi 17-25 tuổi
Chức năng Chức năng nhai, nghiền nát thức ăn. Chịu lực chính của toàn hàm Không có chức năng nhai
Nguy cơ bệnh lý Nguy cơ mắc các bệnh lý như những răng khác Nguy cơ cao, dễ mọc ngầm, lệch và khó vệ sinh
Chỉ định Bảo tồn tối đa Nhổ khi cần thiết
Trồng lại răng khi mất Rất cần thiết, trồng răng giả càng sớm càng tốt Không cần thiết

4. Các vấn đề gặp phải của răng cấm và răng khôn

Răng cấm có thể gặp phải một số vấn đề như: Nhạy cảm với nhiệt độ, áp xe răng, sâu răng viêm tủy, viêm nha chu, nứt vỡ răng, nhiễm trùng xoang, viêm xoang, nghiến răng và ảnh hưởng bởi răng khôn,…

Răng cấm là những chiếc răng đóng vai trò quan trọng trong việc nhai, giúp nghiền nát thức ăn trước khi đưa vào dạ dày, nhờ đó quá trình tiêu hóa thức ăn được diễn ra dễ dàng và hiệu quả hơn.

Vì vậy, nếu răng cấm gặp phải một trong những vấn đề trên cần được điều trị bảo tồn. Bác sĩ sẽ ưu tiên thực hiện một số phương pháp điều trị phục hồi như trám răng, bọc răng sứ,… Nhổ răng cấm được xem là giải pháp cuối cùng và chỉ được chỉ định khi chúng bị tổn thương quá nặng và không thể bảo tồn được nữa.

Đối với răng khôn thường mọc khi đã ở tuổi trưởng thành, khi các răng khác gần như đã mọc đủ và xương hàm cũng đã ngừng tăng trưởng. Do đó, chúng thường không có đủ chỗ để phát triển bình thường dẫn tới hiện tượng mọc lệch, nhầm lạc chỗ. Gây ra hiện tượng chèn ép các răng bên cạnh, gây sưng đau, nhiễm trùng lợi, hoại tử xương hàm,…

Vì vậy, bác sĩ sẽ chỉ định nhổ răng khôn nhằm phòng ngừa các biến chứng sau này. Ngoài ra, nếu răng khôn mọc thẳng nhưng hình thái xấu dẫn tới việc hình thành các khe giắt thức ăn giữa răng số 7, bác sĩ cũng sẽ khuyên nhổ răng khôn để phòng ngừa các bệnh lý về răng miệng.

Sau khi nhổ răng cấm có thể gây ra một số biến chứng như tiêu xương hàm, xô lệch răng, tụt nướu,… Cho nên, việc trồng răng cấm là hết sức cần thiết để tránh ảnh hưởng tới chức năng nhai của hàm.

Ngược lại với răng khôn, vì chúng nằm ở vị trí cuối cùng của cung hàm, sát vách và chúng không đảm nhiệm chức năng gì nổi bật, việc mất răng khôn gần như không ảnh hưởng đến các răng khác. Xong hiện tượng tiêu xương hàm ở vị trí này diễn ra rất ít do các mô cơ phía bên trong hàm sẽ lấp đầy khoảng trống đó. Vì vậy, việc trồng răng là không cần thiết.

5. Phòng ngừa các vấn đề về răng

Để có một hàm răng chắc khỏe và phòng ngừa các vấn đề xảy ra tại răng cấm cần điều chỉnh lối sống và thực hiện vệ sinh răng miệng thật tốt:

  • Tránh ăn uống những loại thực phẩm có nhiều đường
  • Thay đổi chế độ ăn lành mạnh, cân bằng
  • Hạn chế ăn những thực phẩm hay đồ uống quá nóng và quá lạnh
  • Không nhai đá, hạt bỏng ngô hay những thứ cứng khác
  • Đánh răng hai lần/ngày
  • Sử dụng chỉ nha khoa hằng ngày
  • Thay mới bàn chải đánh răng định kỳ, khoảng 4 tháng/lần
  • Gặp nha sĩ để vệ sinh răng miệng thường xuyên

Tóm lại, răng cấm và răng khôn là những răng thuộc nhóm răng hàm, là những chiếc răng mọc kề cận nhau. Trong khi răng cấm luôn cần phải được bảo tồn tối đa thì bên cạnh đó, răng khôn nếu mọc lệch thì lại bắt buộc phải nhổ bỏ để tránh gây ảnh hưởng sức khỏe.

 

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

Đặt lịch
Hotline
Sms
Messenger
Contact