1. Lấy cao răng (vôi răng) là gì?
Cạo vôi răng (hay lấy cao răng) là làm sạch các mảng bám, vôi răng trên nướu rớt ra bằng cách sử dụng độ rung sóng siêu âm từ đầu của dụng cụ cạo vôi.
Nếu không cạo vôi răng định kỳ sẽ gây ra bệnh viêm nướu. Đây chính là giai đoạn đầu của bệnh viêm nha chu, nếu bệnh được điều trị kịp thời sẽ khỏi. Ngược lại, nếu tình trạng viêm nướu kéo dài thì khi đó các mô bị phân hủy, gây mủ, làm răng lung lay và dẫn đến rụng răng.
Chải răng thông thường không thể lấy hết được vôi răng. Do đó, chỉ có thể làm sạch cao răng bằng cách điều trị nha khoa như cạo vôi răng, đánh bóng bằng dụng cụ chuyên biệt.
2. Hình thành của cao răng
Sau khi ăn khoảng 15 phút sẽ hình thành một lớp màng vô khuẩn trên bề mặt răng. Sự hình thành và xuất hiện màng vô khuẩn này giúp các vi khuẩn có chỗ bám trên bề mặt răng. Qua một thời gian ngắn, vi khuẩn tích tụ ngày càng dày lên và hình thành mảng bám.
Ở giai đoạn còn là mảng bám, chúng ta có thể làm sạch chúng bằng bàn chải hoặc chỉ nha khoa. Nhưng khi tồn tại lâu, mảng bám vôi hoá bởi hợp chất muối vô cơ trong nước bọt và nhiều yếu tố khác trở nên cứng hơn, bám rất chắc vào bề mặt răng hoặc dưới lợi. Lúc này, mảng bám đã tiến triển thành cao răng (vôi răng), và chúng ta chỉ có thể đến các cơ sở nha khoa để loại bỏ mảng bám.
3. Tác hại của cao răng
Khi cao răng bám trên bề mặt răng sẽ gây mất thẩm mỹ, hôi miệng và cản trở việc vệ sinh răng miệng.
Bên cạnh đó trên bề mặt cao răng luôn có vi khuẩn. Vi khuẩn sẽ lên men đường trong thức ăn tạo acid có thể làm hỏng men răng và gây sâu răng. Vi khuẩn trong cao răng sẽ gây kích thích và tồn tại đến nướu răng:
Ở mức độ nhẹ là viêm nướu: nướu sưng, đỏ, chảy máu… Bệnh viêm nướu có thể phục hồi trở lại nếu như vôi răng được loại bỏ và duy trì vệ sinh răng miệng đúng cách.
Nguy hiểm hơn nếu viêm nướu không được điều trị, cao răng sẽ hình thành nhiều hơn và tồn tại dai dẳng có thể dẫn đến viêm nha chu. Khi đó hệ thống miễn dịch trong cơ thể sẽ tiết ra các hóa chất để chống lại với vi khuẩn và những sản phẩm của vi khuẩn. Việc này không chỉ ảnh hưởng đến xương mà còn khiến cho các mô nha chu có tác dụng nâng đỡ và giữ ổn định răng trên cung hàm bị suy yếu, không thể giữ được răng, dẫn đến răng lung lay dẫn đến bị mất răng.
Ngoài ra các vi khuẩn còn là nguyên nhân của các bệnh nguy hiểm như viêm tủy ngược dòng cùng với các bệnh ở niêm mạc miệng: viêm niêm mạc miệng, lở miệng, viêm amidan, viêm họng…
4. Lấy cao răng có đau không?
Với những người lấy cao răng lần đầu sẽ thấy ê răng (không đau), tuy nhiên, đến những lần sau thì cảm giác ê buốt răng không còn.
Ngoài ra, khi lấy cao răng có thể thấy chảy máu, việc chảy máu nhiều hay ít là tùy thuộc vào tình trạng cao răng và mức độ nhạy cảm của từng người. Sau khi lấy cao răng xong, nếu uống nước nóng hoặc lạnh sẽ khiến có cảm giác ê buốt. Và cảm giác này sẽ hết sau vài ngày.
Khi bị cao răng, vôi răng, quý khách nên đi cạo vôi và đánh bóng răng khoảng 6 tháng một lần. Đối với trường hợp bệnh nhân bị bệnh nha chu nặng thì có thể cạo 3 tháng một lần. Còn nếu chải răng đúng cách và đều đặn, đúng thời điểm, hạn chế khả năng hình thành vôi răng thì có thể chỉ cần cạo vôi răng một lần mỗi năm.
Để được tư vấn về các bệnh lý răng miệng miễn phí 100%. Quý khách vui lòng liên hệĐặt lịch khám 24/24: Tại đâyNha khoa Ngọc Lâm – Uy tín chất lượng
- Địa chỉ: 207 đường Ngọc Lâm – Q. Long Biên – Tp. Hà Nội
- Hotline: 096 282 91 86
- Email: nhakhoangoclam@gmail.com
- Website: nhakhoangoclam.com