5/5 - (3 bình chọn)

Sâu răng là bệnh lý phổ biến, có thể gặp ở mọi lứa tuổi. Có nhiều nguyên nhân gây sâu răng như: Do vi khuẩn, do chế độ ăn, do vệ sinh răng miệng kém, do ít nước bọt,…Sâu răng không chỉ ảnh hưởng đến chức năng ăn nhai mà còn ảnh hưởng đến chức năng thẩm mỹ của hàm răng.

Hàn răng sâu là kỹ thuật sử dụng các vật liệu hàn răng để bù đắp các khoảng trống và lấp đầy các phần mô răng bị khuyết thiếu do sâu răng gây ra, trả lại hình dáng và kích thước ban đầu cho răng.

1. Hàn răng là gì?
Hàn răng hay trám răng là phương pháp mà bác sĩ sẽ dùng vật liệu trám chuyên dụng để trám bít vào vị trí răng đang gặp vấn đề như sâu răng, sứt mẻ nhằm khôi phục lại hình dáng răng và khả năng ăn nhai. Hiểu một cách đơn giản nhất, hàn răng là bác sĩ sẽ dùng vật liệu nhân tạo để bù đắp thêm mô răng nhân tạo vào khoảng trống của răng sau khi bị mất mô răng, ngăn tình trạng sâu răng tái phát. Khi hàn răng chúng ta sẽ không phải mài cùi hay chụp răng nên hàn răng không gây ảnh hưởng đến cấu trúc răng.

2. Tác hại khi răng bị sâu không được chữa trị kịp thời
Hiện nay, hàn răng sâu là thủ thuật nha khoa được thực hiện phổ biến do kỹ thuật khá đơn giản và không đau. Tuy nhiên vì nhiều nguyên nhân, người bệnh có xu hướng trì hoãn hoặc không hàn răng ngay. Việc này có thể đem lại những khó chịu hoặc biến chứng như sau:

  • Chức năng ăn nhai bị ảnh hưởng: Sâu răng làm cho răng ê buốt gây khó chịu khi ăn nhai. Mặt khác, sâu răng tạo lỗ trên mặt răng, thức ăn dễ đọng lại ở lỗ sâu tạo mùi hơi thở khó chịu và nén xuống lợi gây đau khi ăn nhai. Răng sâu to mất nhiều tổ chức hay chỉ còn lại chân răng sẽ không đủ khỏe để thực hiện chức năng ăn nhai.
  • Nguy cơ mất răng: Răng sâu, vỡ to chỉ còn lại chân răng, răng viêm nhiễm lâu ngày không bảo tồn được sẽ phải nhổ răng.
  • Chức năng thẩm mỹ bị ảnh hưởng: răng sâu đổi màu sẫm đen, cùng với việc vỡ răng, răng có lỗ nhất là ở vùng răng cửa sẽ gây ảnh hưởng nặng nề đến thẩm mỹ khiến bạn không tự tin khi giao tiếp, ảnh hưởng nhiều đến công việc hàng ngày.
  • Sâu các răng lân cận: Sâu răng ở kẽ răng gây thức ăn giắt kẽ răng. Thức ăn giắt lâu ngày sẽ gây sâu răng bên cạnh.
3. Quy trình hàn răng sâu tại nha khoa Ngọc Lâm
Các bước hàn răng sâu được tiến hành như thế nào?
  • Bước 1: Thăm khám và tư vấn
    Khám tư vấn là bước đầu tiên của quá trình trám răng sâu. Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để xác định tình trạng răng miệng của khách hàng như thế nào, sau đó mới có thể thực hiện các thao tác tiếp theo.
    Tất cả các răng đều phải xem kỹ các mặt nhai, mặt trong, mặt bên, vùng kẽ răng,.. Mục đích của bước này đó việc kiểm tra một cách chính xác và kỹ lưỡng này là giúp bác sĩ có thể xác định được tình trạng khuyết điểm của răng để giải quyết triệt để trước khi trám răng.
    Đặc biệt là tình trạng sâu răng, nếu chưa sâu và ảnh hưởng đến tuỷ, các bác sĩ sẽ giữ nguyên. Tuy nhiên nếu đã quá sâu, các bác sĩ sẽ cần chữa tủy. Các khách hàng cũng mất thời gian điều trị tủy trước khi tiến hành những công việc tiếp theo.
  • Bước 2: Tiến hành xử lý răng sâu
    Các bác sĩ nha khoa sẽ sử dụng mũi khoan và các thiết bị liên quan khác để nạo hết phần mô răng bên trong bị sâu có thức ăn thừa bị bám vào,…Mục đích giúp giảm đau nhức cho khách hàng và để quá trình điều trị diễn ra thuận lợi hơn.
  • Bước 3: Làm sạch khoang sâu
    Sau khi đã tiến hành loại bỏ được hết các phần mô răng sâu, các bác sĩ sẽ tiếp tục làm sạch khoang sâu để đảm bảo vi khuẩn không thể xâm nhập.
  • Bước 4: Hàn răng sâu
    Khi đã đủ điều kiện tiến hành trám lỗ, các bác sĩ sẽ sử dụng vật liệu chuyên dụng trong nha khoa để lấp đầy khoảng trống. Theo nhu cầu của khách hàng, tình trạng răng miệng của khách hàng và điều kiện kinh tế mà lựa chọn chất liệu cho phù hợp như: GIC, Composite, Amalgam,….
 
4. Những lưu ý sau khi hàn răng sâu
Trước khi rời khỏi phòng khám răng, người bệnh sẽ được nha sĩ tư vấn về các khó chịu có thể gặp phải sau khi hàn răng, những lưu ý sau khi hàn răng, cách ăn nhai và vệ sinh răng miệng tại chỗ có miếng hàn. Cụ thể như sau:
  • Sẽ có vài khó chịu do tác dụng của thuốc tê gây ra như: Cảm giác mặt của người bệnh bị sưng to, tê bì, cảm giác môi, má, thậm chí mắt của bạn bị trĩu xuống. Những khó chịu này sẽ hết ngay sau khi thuốc tê hết tác dụng. Sau hàn răng, không nên nhai sang bên còn tê để tránh cắn hoặc nhai vào môi má do không có cảm giác, không nên ăn, uống đồ quá nóng để tránh bị bỏng khi còn thuốc tê.
  • Cần nắm rõ thời gian được ăn nhai với răng vừa hàn để tránh bong, mòn miếng hàn. Với hàn Composite, người bệnh có thể ăn nhai ngay, nhưng với những chất hàn khác thì nên tránh nhai sang bên vừa có chất hàn khoảng 4 tiếng.
  • Tránh dùng đồ ăn quá nóng, quá lạnh hoặc quá cứng trong vài ngày đầu để răng không bị kích thích gây ê buốt hoặc đau.
  • Việc dùng tăm hay vật cứng để xỉa răng ở những chỗ có miếng hàn ở kẽ răng sẽ gây bong, vỡ miếng hàn. Nên dùng chỉ tơ nha khoa để làm vệ sinh kẽ răng theo hướng dẫn của nha sĩ. Việc đánh răng nên nhẹ nhàng để tránh làm đau, xước lợi, tránh mòn răng và tránh bong, mòn miếng hàn.
  • Hạn chế sử dụng đồ ăn, uống có màu, cà phê, thuốc lá,.. để tránh miếng hàn bị xỉn màu.
Để được tư vấn về các bệnh lý răng miệng miễn phí 100%. Quý khách vui lòng liên hệ
Đặt lịch khám 24/24: Tại đây
 
Nha khoa Ngọc Lâm – Uy tín chất lượng
  • Địa chỉ: 207 đường Ngọc Lâm – Q. Long Biên – Tp. Hà Nội
  • Hotline: 096 282 91 86
  • Email: nhakhoangoclam@gmail.com
  • Website: nhakhoangoclam.com